Lời giải nào cho thủy điện trên dòng sông quốc tế?

15/09/2024
Nội dung bài viết

Lời giải nào cho thủy điện trên dòng sông quốc tế?

Nguy cơ “lũ chồng lũ” trong chuỗi thiên tai sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam tháng 9/2024 vừa qua một lần nữa cho thấy tính phức tạp trong vấn đề sử dụng nguồn nước từ lưu vực sông quốc tế.

Thủy điện mùa mưa bão: Thừa nước, thiếu thông tin

Hiện nay, chúng ta thiếu những thống kê đầy đủ, chính xác về các loại hình thủy điện của Trung Quốc xây dựng trên thượng nguồn các con sông chảy vào Việt Nam, đặc biệt là trên các sông lớn như sông Mê Kông hay là sông Hồng.

Trên các hệ thống sông này, ngoài những những thuỷ điện rất lớn mà chúng ta đã biết, còn có những thuỷ điện rất nhỏ, được xây dựng trên các dòng nhánh. Theo ước tính của PGS.TS Lê Anh Tuấn, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ, Trung Quốc có khoảng 12 – 13 đập thuỷ điện lớn, nhỏ trên dòng chính của sông Mê Kông và 3 – 5 đập thuỷ điện trên thượng nguồn sông Hồng.

Sự thiếu hụt và rời rạc thông tin từ phía các thủy điện ở Trung Quốc tạo ra không ít bất lợi cho công tác điều tiết thủy điện của Việt Nam mình. Chúng ta có thể gặp tình huống “lũ chồng lũ” khi cả hai quốc gia đều trong mùa mưa bão và phía Trung Quốc tiến hành xả lũ khi phía Việt Nam đang ngập nước.

Nguy cơ “lũ chồng lũ” trong chuỗi thiên tai sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam tháng 9/2024 vừa qua một lần nữa cho thấy tính phức tạp trong vấn đề sử dụng nguồn nước từ lưu vực sông quốc tế.

Tác động xuyên biên giới của thủy điện bậc thang

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, trên các con sông lớn, đặc biệt là các con sông chảy qua nhiều quốc gia, hệ thống thuỷ điện thường có dạng bậc thang. Mọi công tác vận hành của một hay nhiều thuỷ điện trên thượng lưu đều có tác động xuyên biên giới, trực tiếp ảnh hưởng tới vùng trung lưu và hạ lưu.

Giữa các quốc gia hoặc ngay trong một quốc gia cũng có sự biệt về nhu cầu tích lũy và sử dụng nước, điện, nhu cầu bảo vệ hệ sinh thái và phương pháp vận hành thủy điện. Chẳng hạn, các thủy điện ở Tây Nguyên và miền Trung Việt Nam được điều tiết theo từng năm, theo mùa, thậm chí điều tiết theo tuần, theo ngày đối với các thủy điện nhỏ.

Trong khi đó, phía Trung Quốc thường điều tiết thuỷ điện theo năm hoặc nhiều năm. Một số thủy điện cần tới 10 năm để tích đầy nước – chẳng hạn như Manwan (Mạn Loan) trên sông. Một số thủy điện nhỏ hơn có thể đầy nước chỉ trong một mùa mưa bão.

Đáng chú ý, đây là các thuỷ điện bậc thang. Bên cạnh yếu tố lượng mưa và dòng chảy, lượng nước được xả ra từ các thủy điện nằm ở trên cũng gây ảnh hưởng tới lượng nước tích tụ ở các hồ chứa bên dưới. Như vậy, khi phía Trung Quốc tích nước trong nhiều năm và xả nước trong giai đoạn ngắn, vùng hạ lưu đối diện với nguy cơ cao về ngập lụt.

Với các con sông có quy mô quốc tế như sông Hồng, sông Mê Kông, vấn đề khai thác, sử dụng và bảo vệ sông còn phức tạp hơn nếu không có những cam kết bằng hiệp định.

Hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc không có những hiệp định mang tính ràng buộc, dẫn tới không ít khó khăn trong công tác điều tiết thủy điện nói chung, sử dụng công bằng và hợp lý tài nguyên sông ngòi quốc tế nói chung.

Khuyến cáo cho chính quyền và người dân sống gần thủy điện

Việt Nam là quốc gia thường xuyên đối diện với thiên tai. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng phức tạp, khó dự đoán, mỗi một địa phương ở Việt Nam phải chuẩn bị kịch bản cho riêng mình.

“Đây phải là chiến lược của cả quốc gia, của mỗi vùng, mỗi tỉnh” – PGS. TS Lê Anh Tuấn khẳng định trong buổi phỏng vấn trực tuyến với Mạng lưới Thông tin Cứu nạn Khẩn cấp – ERIN (Emergency Rescue Information Network).

“Ban chỉ đạo Phòng chống lụt, bão ở mỗi địa phương cần phải túc trực 24/24 giờ, bám sát phương châm “Bốn tại chỗ”: tất cả phải sẵn sàng để có những xoay chuyển kịp thời theo tình hình, không chờ đợi Trung ương. Địa phương phải giải quyết vấn đề của mình trước. Mỗi địa phương phải xây dựng những kịch bản như vậy.”

Công tác phòng, chống thiên tai đòi hỏi sự chuẩn bị chủ động và lâu dài về quy trình, tài liệu, huấn luyện, diễn tập; quy hoạch và xây dựng địa điểm di tản khẩn cấp ở từng địa phương.

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, các địa phương có thể tận dụng những nhà cộng đồng, trường học, nhà thờ hay là nơi cao cho người dân lánh nạn. Chính quyền và nhân dân sở tại thường xuyên chuẩn bị sẵn sàng lương thực, thuốc men, nhu yếu phẩm, phương tiện cần thiết…

Trong công tác thông tin cảnh báo, thông tin cần được trình bày ở nơi công cộng bằng hình ảnh rõ ràng, dễ hiểu, bắt mắt – giống như thông tin cảnh báo cháy rừng, để người dân chưa biết chữ, đồng bào dân tộc thiểu số cũng có thể tiếp cận.

Trong công tác phòng chống lũ, bắt buộc cần có hoạt động tập huấn với nhiều tình huống, với sự tham dự của toàn bộ người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; tránh tình trạng các gia đình, thôn/bản/tổ dân cư cử người đại diện đi học.

“Chúng ta nên đưa chương trình này vào học đường như cách Nhật Bản đưa những nội dung về cảnh báo động đất, sóng thần cho trẻ em để giảm thiểu tối đa thiệt hại.” – PGS. TS Lê Anh Tuấn kết luận.

Mạng lưới Thông tin Cứu nạn Khẩn cấp ERIN thực hiện.

PGS. Tiến sĩ Lê Anh Tuấn công tác tại Trường Đại học Cần Thơ từ năm 1982 và hiện đang giữ chức vụ Giảng viên chính Khoa Môi trường và Tài nguyên. Ông cũng là Nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Biến đổi Khí hậu – Trường Đại học Cần Thơ, Việt Nam. Tiến sĩ Tuấn hiện là thành viên Ban cố vấn của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam. Ông cũng là điều phối viên của Mạng lưới Bảo vệ Môi trường và Thích ứng với Biến đổi Khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long

ERIN (Emergency Rescue Information Network) – Mạng lưới Thông tin Cứu nạn Khẩn cấp là hệ thống kết nối nhanh chóng các nguồn lực với những người cần trợ giúp trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt khi xảy ra thiên tai. Mạng lưới sử dụng công nghệ, dữ liệu để tối ưu hóa các hoạt động cứu trợ, giúp quá trình phản hồi diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Thông qua đường dây nóng 18006132, website https://cuunankhancap.com/ và hệ thống quét thông tin kêu cứu từ mạng xã hội, ERIN tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ và kết nối với các đơn vị cứu trợ phù hợp. Đội ngũ tình nguyện viên trực tuyến của ERIN xác minh thông tin và chuyển đến cơ quan chức năng tại địa phương để thực hiện cứu hộ kịp thời.

Nguy cơ “lũ chồng lũ” trong chuỗi thiên tai sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam tháng 9/2024 vừa qua một lần nữa cho thấy tính phức tạp trong vấn đề sử dụng nguồn nước từ lưu vực sông quốc tế. Thủy điện mùa mưa bão: Thừa nước, thiếu thông tin Hiện […]

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN CỨU TRỢ❗️ Bà con một số nơi chưa nhận được nhu yếu phẩm vì quá trình triển khai cứu trợ tại địa phương đang gặp các vấn đề như: 1️⃣ Lực lượng nhân sự ở tỉnh phục vụ cho công tác cứu trợ sau bão rất mỏng. Bên cạnh […]

Nếu bạn đang có ý định cứu trợ 16 tỉnh miền Bắc, Do điều kiện thời tiết xấu, ùn tắc tiếp nhận và cứu trợ chồng chéo, gây áp lực lên đầu mối tiếp nhận ở các địa phương. 🆘CÁC ĐOÀN CỨU TRỢ LƯU Ý THỰC HIỆN THEO TRÌNH TỰ 5 BƯỚC SAU: ✅Bước 1: […]