3 giai đoạn cứu trợ và vai trò, lưu ý cho MTQ/nhà cứu trợ tự phát trong từng giai đoạn

15/09/2024
Nội dung bài viết

Hoạt động cứu trợ tự phát, không phù hợp với tính chất, mục tiêu của từng giai đoạn cứu trợ sẽ gây lãng phí sức người, sức của, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho chính người tham gia.

Để giúp bà con và quý Mạnh Thường Quân lựa chọn được hoạt động cứu trợ phù hợp với nhu cầu, nguồn lực của bản thân, ông Phạm Trường Sơn – Giám đốc Quỹ Tình Thân, một chuyên gia có 2 thập kỷ hoạt động trong lĩnh vực cộng đồng đã chia sẻ với ERIN về các giai đoạn ứng phó với thiên tai và hoạt động trọng tâm của từng giai đoạn:

1. GIAI ĐOẠN CỨU HỘ, CỨU NẠN:

MỤC TIÊU hàng đầu của giai đoạn này là đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân vùng thiên tai. Các lực lượng chức năng được huấn luyện chuyên nghiệp, đặc biệt là bộ đội, sẽ được huy động để thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, cứu nạn.

HOẠT ĐỘNG:

  • Tìm kiếm và cứu nạn: Huy động lực lượng chuyên nghiệp như quân đội, cảnh sát, cứu hộ để tìm kiếm và giải cứu những người bị mắc kẹt trong vùng lthiên tai..
  • Di dời dân cư: Tổ chức sơ tán người dân đến các khu vực an toàn, đảm bảo cung cấp chỗ ở tạm thời và các nhu yếu phẩm cần thiết.
  • Cấp cứu y tế: Cung cấp dịch vụ y tế khẩn cấp cho những người bị thương hoặc mắc bệnh.
  • Cung cấp lương thực, nước uống: Phân phối các nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân bị ảnh hưởng.

LƯU Ý:

Việc cứu hộ, cứu nạn hoặc cứu trợtrợ tự phát tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, có thể gây cản trở công tác cứu hộ chuyên nghiệp và thậm chí gây thêm rủi ro.

Do đó, người dân tuyệt đối không nên tự ý tham gia vào các hoạt động cứu hộ, cứu nạn trong giai đoạn này.

2. GIAI ĐOẠN CỨU TRỢ:

MỤC TIÊU: Giải quyết nhu cầu cấp thiết của người dân là lương thực, nước uống và các vật dụng thiết yếu khi thiên tai qua đi.

Các cơ quan, đoàn thể, tổ chức cứu trợ và tình nguyện viên (TNV) sẽ được huy động để cung cấp hỗ trợ cho người dân, ưu tiên các đối tượng yếu thế như phụ nữ, trẻ em và người già.

HOẠT ĐỘNG:

  • Cung cấp nơi ở tạm: Xây dựng hoặc sửa chữa các nơi ở tạm để người dân có nơi trú ngụ.
  • Phục hồi cơ sở hạ tầng: Sửa chữa các công trình công cộng bị hư hỏng như đường xá, cầu cống, hệ thống cấp nước và thoát nước.
  • Hỗ trợ tâm lý: Cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý để giúp người dân vượt qua những sang chấn tâm lý.
  • Đánh giá thiệt hại: Đánh giá toàn diện thiệt hại về người và tài sản để lập kế hoạch phục hồi.

LƯU Ý:

Để đảm bảo hiệu quả, các hoạt động cứu trợ cần được phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.

Việc đóng gói đồ cứu trợ cần gọn nhẹ, dễ vận chuyển và đáp ứng đúng nhu cầu thực tế của người dân.

Người tham gia làm TNV cần lựa chọn nhiệm vụ phù hợp với thể chất, năng lực, chuyên môn của mình.

3. GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI SAU THIÊN TAI:

MỤC TIÊU: Giúp cộng đồng phục hồi hoàn toàn và xây dựng lại cuộc sống.

Giai đoạn này có thể kéo dài 3-6 tháng, thậm chí nhiều năm đối với những vùng thiệt hại nặng.

HOẠT ĐỘNG:

  • Tái thiết nhà cửa: Hỗ trợ người dân xây dựng lại nhà cửa bị hư hỏng hoặc mất mát.
  • Phục hồi kinh tế: Hỗ trợ các hoạt động sản xuất, kinh doanh để khôi phục nền kinh tế địa phương.
  • Xây dựng lại cơ sở hạ tầng: Đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng bền vững, có khả năng chống chịu tốt hơn với thiên tai.
  • Nâng cao nhận thức: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng về phòng chống thiên tai.

LƯU Ý:

Giai đoạn này đòi hỏi sự quy hoạch, tổ chức, điều phối bài bản của chính quyền và tổ chức cộng đồng.

Người dân, hội nhóm cứu trợ tự phát, nhỏ lẻ có thể tham gia hỗ trợ trong các hoạt động cụ thể được điều phối bởi tổ chức chuyên nghiệp; hoặc đóng góp tài chính cho các tổ chức có hoạt động minh bạch.

—-

Việc cứu trợ đồng bào trong thời điểm khó khăn, cấp bách là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, tinh thần nhiệt huyết cần kết hợp với công tác tổ chức bài bản – trái tim nóng và cái đầu lạnh – mới là yếu tố then chốt để hoạt động cứu trợ diễn ra AN TOÀN, HIỆU QUẢ, đúng đối tượng, đúng địa điểm, đúng giải pháp.

Nguy cơ “lũ chồng lũ” trong chuỗi thiên tai sau khi siêu bão Yagi đổ bộ vào Việt Nam tháng 9/2024 vừa qua một lần nữa cho thấy tính phức tạp trong vấn đề sử dụng nguồn nước từ lưu vực sông quốc tế. Thủy điện mùa mưa bão: Thừa nước, thiếu thông tin Hiện […]

CẢNH BÁO TÌNH TRẠNG TẮC NGHẼN CỨU TRỢ❗️ Bà con một số nơi chưa nhận được nhu yếu phẩm vì quá trình triển khai cứu trợ tại địa phương đang gặp các vấn đề như: 1️⃣ Lực lượng nhân sự ở tỉnh phục vụ cho công tác cứu trợ sau bão rất mỏng. Bên cạnh […]

Nếu bạn đang có ý định cứu trợ 16 tỉnh miền Bắc, Do điều kiện thời tiết xấu, ùn tắc tiếp nhận và cứu trợ chồng chéo, gây áp lực lên đầu mối tiếp nhận ở các địa phương. 🆘CÁC ĐOÀN CỨU TRỢ LƯU Ý THỰC HIỆN THEO TRÌNH TỰ 5 BƯỚC SAU: ✅Bước 1: […]